Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Cách cấu hình IIS trong Windows 7 để chạy Asp.net

Trong khi học lập trình web với ASP.net, các bạn mới học cần phải học cách sử dụng và cài đặt cấu hình IIS, với phiên bản Visual Stdio 2010 thì hệ điều hành được sử dụng chắc chắn là Win 7 trở lên. Bài tập này giúp sinh viên biết cách tạo website Asp.net  bằng Visual stdio 2010
Các bước cấu hình như sau:
Bước 1: Vào Start Menu / chọn Control Panel:
h7
Bước 2: Chọn Programs and Features
h8
Bước 3: Chọn Turn Windows features on or off, rồi checked vào Internet information Services như hình bên dưới:
h9
Sau khi checked xong thì nhấn nút “OK”, tùy thuộc vào cấu hình của máy mà quá trình này diễn ra nhanh hay chậm, thông thường khoảng gần 5 phút.
Bước 4: Chọn Administrative Tools
h10
Bước 5: Double click vào “Internet Information Services (IIS) Manager
h11
Màn hình IIS Manaer sẽ hiển thị ra như bên dưới:
h12
Bước 6: Thiết lập Application Pool, bấm chuột phải vào Application Pools/ chọn Add Application Pool… như hình dưới đây:
h13
Màn hình Add Application Pool sẽ hiển thị ra như bên dưới:
Mục Name: Nhập tên cho Application Pool (tên tùy ý do ta đặt – ví dụ mypool)
Mục .Net Framework version: chọn .Net Framework v4.0… (do ta làm asp.net 4.0)
h14
Sau đó click OK để chấp nhận tạo Application “mypool”, ta được kết quả như bên dưới:
h15
Bước 7: Đăng ký asp.net vào hệ thống:
-          Chọn Visual Studio Command Prompt (2010) như hình bên dưới (chú ý phải là tài khoản có quyền Administrator, trong trường hợp này ta có thể bấm chuột phải vào công cụ này rồi chọn Run As Administrator):
h16
Cửa sổ commandline của Visual Studio hiển thị lên, ta gõ lệnh “aspnet_regiis  -i”, hệ thống sẽ tiến hành đăng ký aspnet. Ta phải đợi cho tới khi báo kết thúc quá trình đăng ký (xem hình trên).
Bước 8: Tiến hành cài đặt website vào IIS
h17
Hình trên chụp đường dẫn lưu bài tập 1. Ta copy đúng đường dẫn mà ta đã lưu bài tập 1 vào ổ cứng rồi tiến hành đưa vào IIS như sau:
h18
Bấm chuột phải vào Default Website / chọn Add Application …
h19
Alias: nhập tên bất kỳ mà ta mong muốn (không nên để khoảng trắng) – baitap1
Application pool: Bấm select và chọn tới mypool mà ở bước 6 ta đã làm
Physical Path: bấm “…” trỏ tới đúng đường dẫn lưu bài tập 1(hoặc paste đường dẫn vào đây cho lẹ do ta vừa copy đường dẫn ở trên)
Bước 9: Thực thi website
h20
Bấm chuột phải vào baitap1/ Manage Application / Browse như hình trên
Ta được kết quả như bên dưới:
h21
Như vậy ta đã biết cách cấu hình IIS và thực thi được 1 website cụ thể. Có thể mới đọc qua ta thấy nó nhiều bước rắc rối, nhưng ở đây Tôi chủ ý tách ra nhiều bước để hướng dẫn chi tiết, các bạn cố gắng làm theo từng bước, lần cấu hình tiếp theo sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Việt Tâm Đức chúc bạn học ASP.net thành công!

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Học PHP online free: Học PHP | Xử lý FORM trong PHP

Học PHP online free: Học PHP | Xử lý FORM trong PHP: Khi học PHP thì điều không thể thiếu là xử lý dữ liệu trong form: gửi giá trị xử lý, lấy giá trị được gửi và xử lý chúng. Và hôm nay chúng...

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

PHP và HTML có gì khác nhau?


Khác nhau giữa HTML và PHP


Cái mà tôi nói đây hơi rắc rối một tí, nhiều người dùng PHP thường không cần biết cái này! Nhưng tin tôi đi, Nếu bạn cố gắng hiểu được cơ chế của nó (nó chỉ lấy của bạn khoảng 10 phút thôi), không những bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian sau này mà còn sẽ hiểu được bạn sắp làm gì nữa kìa! Vậy cũng đáng để đọc chứ nhỉ?

Tôi định nói gì nhỉ? À, định giải thích rằng: khi ai đó vào thăm trang web của bạn, sau khi họ gõ địa chỉ, enter, rồi trang web được tải về hiển thị lên màn hình! Đồng ý, nhưng giữa khoảng thời gian sau khi bạn enter và khi trang web hiển thị lên, thì có chuyện gì đã diễn ra âm thầm trong đó không nhỉ?!
Đương nhiên là không có thì tôi không nói làm gì! Điều này rất quan trọng, vì cơ chế hoạt động của HTML và PHP hoàn toàn khác nhau! Để tôi giải thích từ từ nhé:
Trước hết, bạn cần phải biết một khái niệm: quan hệ client-server! Quỷ quái gì nữa đây ? Không không, chả có gì quái quỷ bên trong đâu !

  • Client ( khách ) nghĩa là bạn đấy mà ! Chính bạn là người đang âm thầm rón rén ngồi trước máy tính xin được xem trang web ! Tất cả những người xem web được gọi là client hết !
    Tôi diễn tả máy client của bạn là cái này nhé :

    [IMG]
  • Server ( chủ ) : chỉ có một server thôi ! Đó là một loại máy khổng lồ nối mạng suốt 24/24 (với một tốc độ kết nối cực nhanh), nó được đặt đâu đó trên thế giới, chạy liên tục 24/24 một mình, không ai chạm vào, không ai chơi gì trên nó cả ! Nó chỉ làm mỗi nhiệm vụ là phân phối các trang web cho client xem !
    Cơ chế của nó là nó chứa trang web của bạn trên ổ cứng của nó, mỗi khi có ai hỏi ý xin xem, nó sẽ gửi cho người đó xem ! Phải chi ai hỏi tiền mà nó cũng cho thế này thì đã quá ! Xin là cho hà !
    Để biểu diễn server, tôi dùng cái máy dưới đây nhé (chú ý rằng gã server này không có màn hình, vì chẳng dùng để làm gì cả, có ai thèm coi mặt nó đâu, nó vốn một mình, cô đơn, làm việc âm thầm lặng lẽ…)

    [IMG]
Bạn thấy sao, cũng không rối rắm lắm nhỉ ! Với những ai chưa hiểu, tôi xin ví dụ như sau :
Tưởng tượng một cái nhà hàng nhé (KFC đi), bạn vô đó ăn, thì bạn là CLIENT ! Bạn gọi 2 phần gà chiên và khoai tây cộng một chai cocacola (ặc, đói quá !), thằng phục vụ (tức server) liền chạy đi lấy đưa cho bạn liền ! Rồi nếu có khách (client) khác tới, lại gọi 2 phần gà chiên khoai tây và cocacola như bạn, thằng phục vụ cũng chạy đi lấy liền ! Nó cứ làm như vậy hoài, liên tục, không ngừng nghỉ (nó mà nghỉ là ông chủ cho thôi việc liền) !
Internet cũng vậy, thằng phục vụ bây giờ là cái máy chủ to tướng khổng lồ không màn hình mà tôi nói hồi nãy, nó cũng làm việc liên tục không ngừng mỗi khi có ai đó xin được xem trang web nào đó, nó liền gửi cho người ta xem ! Nó làm như thể sợ người ta cho nó về hưu sớm vậy ! Không dám nghỉ !
Rồi, hiểu client-server rồi nhé ! Bây giờ tôi sẽ giải thích PHP và HTML làm việc khác nhau thế nào !
Trước hết, về HTML :

Nhắc lại rằng một trang HTML có phần mở rộng là .html, ví dụ như exemple.html
Tôi không đi vào chi tiết, chỉ giải thích hoạt động của nó bằng sơ đồ sau :

[IMG]
1: demande de la page: xin xem trang web
2: envoi de la page: gửi cho xem trang web



Có hai bước :
  1. Client (tức bạn, khách viếng thăm) muốn xem một trang web. Bạn xin server « anh server ơi, làm ơn gửi cho em xem trang nghihe.html với »
  2. Server trả lời bằng cách quăng trang web vô màn hình của bạn « nè ! Đây là cái trang web mà mầy vừa đòi xem đó ku »
Bây giờ tới PHP :

Nó chèn thêm một bước nữa giữa hai bước nói trên, trang PHP được phát sinh bởi server trước khi gửi đến client. Sơ đồ hóa như vầy :
[IMG]
1: demande de la page: xin xem trang web
2: génération de la page: phát sinh trang web
3: envoi de la page: gửi cho xem trang web



Các bước hoạt động như sau :
  1. Client xin xỏ « anh server ơi, làm ơn gửi cho em xem trang nghihe.php đi »
  2. Ở đây, một bước rất quan trọng, server không gửi trang web tới client ngay lập tức, mà nó phát sinh ra trang web trước ! Như vậy client không thể nào đọc được trang php có gì trong đó (chỉ có server đọc được thôi), client chỉ đọc được những trang HTML thôi ! Việc của server rất đơn giản : nó biến đổi trang php thành trang html để client có thể đọc được !
  3. Cuối cùng, sau khi đã tạo xong trang HTML, giờ này nó chỉ có mã HTML bên trong thôi, rồi gửi tới client « nè ! Đây là trang web mà mầy đòi xem đó ! »
Vấn đề quan trọng của bạn bây giờ là hiểu cho rõ bước thứ 2 trên đây !
"Phát sinh từ trang php" ý muốn nói gì đây ?
Lấy lại ví dụ từ đầu chương , tôi sẽ cho bạn xem :
<?php echo("You are the visitor n°" . $nb_visitors); ?>
Máy tính của bạn không hiểu dòng này, chỉ có server hiểu và biến đổi nó thành HTML.
Vậy mã PHP dùng để làm gì ?
Mã PHP bao gồm những cấu trúc lệnh ! Giống như những dòng lệnh mà mình viết trong lập trình vậy (chẳng hạn như lập trình C, C++, Java, Python,...). Nó yêu cầu server cho biết giờ, số người khách vào thăm,… Nói ngắn gọn : PHP ra lệnh cho server ! Điều mà HTML không làm được.
Đừng quên rằng trang PHP cũng có chứa mã HTML nữa, nhưng mà server không đụng đến, nó chỉ khoái chỗ nào có PHP thôi ! Rồi nhận lệnh mà PHP sai bảo, rồi biến tất cả thành HTML !
Một điều đặc biệt ở đây là : trang web phát sinh chỉ được gửi đến một client duy nhất ! Nghĩa là khi có ai xin xem nữa, server sẽ lại bắt đầu phát sinh một trang khác ! (Thằng này kĩ dữ, không lấy đồ xài rồi hay second-hand cho người ta! Tốt!)
Lưu ý rằng việc phát sinh này cũng chiếm một khoảng thời gian (vài phần nghìn giây, tùy dung lượng của trang), có nghĩa là server PHP phải mạnh hơn nhiều lần so với một server HTML thông thường ! Nếu trang web của bạn nổi tiếng, cùng lúc có thể có 30 người truy cập vào, cho nên server càng phải mạnh !

Điện thoại: 04 62 966 151 Hotline: 097 5252 437 - Fax: 0942 459 521 Email: daotaolaptrinh.edu@gmail.com
 website: daotaolaptrinh.edu.vn

Giới thiệu PHP



Hẳn bạn đã biết cái gì là một trang web rồi chứ gì? Nếu bạn không biết, thì ví dụ như trang này chẳng hạn, bạn đang xem một trang web đấy! Để xem một trang web, mình gõ địa chỉ của nó vào thanh địa chỉ, ví dụ http://www.google.com.vn. Gõ xong, enter, trình duyệt của bạn (Firefox, internet explorer, …) sẽ tải trang web về hiển thị lên màn hình cho bạn xem!
Mình có thể làm nhiều thứ trên một trang web, chẳng hạn như học (mà bạn đang làm đấy), chơi, thảo luận, trao đổi, thông tin, v.v…
Bây giờ: bạn có nghe nói về (x)HTML chưa? Nếu chưa, bắt buộc bạn phải biết mới có thể tiếp tục được!
XHTML là tên mới của ngôn ngữ HTML (mà bạn có thể đã nghe nói đến), cho dù bạn viết bằng ngôn ngữ nào, thì nó cũng cùng mục đích: viết một trang web cơ bản (tức là chưa có trang trí màu mè hoa lá cành chi cả). Từ rày về sau tôi sẽ luôn gọi là HTML( theo thói quen cũ) để chỉ ngôn ngữ XHTML.
Nếu bạn không biết XHTML hay HTML thì bạn không thể học PHP được.
Nếu cần các bạn có thể tìm đọc các tài liệu hướng dẫn HTML cấp tốc bằng tiếng Anh ở http://www.w3c.org

Như đã nói: XHTML là một ngôn ngữ cho phép bạn viết một trang web, mình có thể cho chữ in đậm, nghiêng, chèn hình ảnh, âm thanh,… bằng cách gõ các kí hiệu đặc biệt (tiếng anh gọi là các tags). Trong bài viết này tôi gọi HTML cho gọn! Cái XHTML nó giống giống thế này này:
<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Strict//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-strict.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xml:lang ="fr" lang="fr" >
<head>
<title>Welcome to my site!</title>
<meta http-equiv=" Content-Type" content="text/html; charset=iso-8859-1" />
</head>
<body>
<p>
Welcome to my website!<br />
Click here to enter !
</p>
</body>
</html>

PHP là một ngôn ngữ được lồng vào giữa những đoạn mã HTML, đây là một ví dụ nhỏ về PHP:
<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Strict//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-strict.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xml:lang ="fr" lang="fr">
<head>
<title>Welcome to my site!</title>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=iso-8859-1" />
</head>
<body>
<p>
Welcome to my website!<br />
<?php echo("You are the visitor n°" . $nb_visitors); ?>
Click 
here to enter !
</p>
</body>
</html>

Có gì mới ở đây ta ? Hãy xem hàng : <?php echo("You are the visitor n°" . $nb_visitors); ?>
Lúc nào cũng thấy ngôn ngữ HTML, giữa lòng nó mình lại bắt gặp câu trúc của PHP ! Những gì tôi sẽ hướng dẫn là thao tác trên những dòng kiểu này đấy ! À, mấy kí tự lạ lùng này ($ ;?>) có thể sẽ làm các bạn sợ, nhưng tôi bảo đảm rồi các bạn sẽ quen thôi !
Một trang HTML thì có phần mở rộng là .html, còn một trang php thì phần mở rộng của nó là .php ! PHP có nhiều phiên bản (version) lắm, version hiện nay là v5 rồi!
Có trang nào chỉ chứa toàn ngôn ngữ PHP mà không có HTML không ?
Ừm, thiệt tình là không ! Dù sao đi nữa mình cũng cần phải có HTML để viết một trang web mà, mình không thể tránh khỏi HTML được đâu !
Tóm lại, HTML rất tiện lợi,nhưng còn hạn chế. Với sự giúp đỡ của PHP bạn có thể làm được nhiều thứ lợi hại hơn cho trang web của bạn. Ví dụ hả ?
  • Một diễn đàn, nơi mọi người thảo luận, trao đổi, thông tin cho nhau, giúp đỡ nhau khi ai đó gặp vấn đề,…
  • Chat chit
  • Một sổ lưu niệm hay lưu bút, nơi mà khách viếng thăm có thể ghi lại vào đó cảm nghĩ của họ về trang web của bạn, mà những người khác (ngoài bạn ra) cũng có thể đọc được !
  • Newsletter : bạn có tin gì mới ? Chỉ cần click một cái là bạn có thể gửi mail tới tất cả những thành viên trong diễn đàn của bạn! Hoàn toàn tự động nhé, không phải mất công ngồi viết đâu!
  • Một bộ đếm visitors
  • Làm blog, mọi người có thể comment vào đó…
Và còn nhiều hơn nữa mà ... mình chưa biết! Hì hì ...
Tóm lại, những gì cần nhớ là PHP giúp bạn tạo một trang web động, nó có thể tự động cập nhật trang web của bạn ngay cả khi bạn đi Ấn Độ du lịch, trang web của bạn vẫn cập nhật liên tục số người viếng thăm, những gì khách comment vào, những tin tức mới,…